Nhựa là một vật liệu không thể thiếu trong cuộc sống hằng, tuy nhiên không phải sản phẩm nào làm từ nhựa cũng an toàn. Việc sử dụng đúng loại nhựa an toàn là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình, cũng như góp phần bảo vệ môi trường. Bài viết này sẽ giúp bạn khám phá các loại nhựa an toàn, để bạn có thể đưa ra những lựa chọn thông minh và bền vững hơn trong cuộc sống hàng ngày.

Giới thiệu tổng quan về các loại nhựa an toàn
Các loại nhựa an toàn là những loại nhựa thường được lựa chọn cho các ứng dụng yêu cầu tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, nước uống, và các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày, đảm bảo không gây ra các chất độc hại trong quá trình sử dụng. Bên cạnh đó, những loại nhựa này được sản xuất và sử dụng với mục đích giảm thiểu tác động tiêu cực đến sức khỏe con người và môi trường.

Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều công ty, doanh nghiệp sử dụng vật liệu nhựa không an toàn để sản xuất các sản phẩm tiêu dùng cho con người. Điều này đã gây không ít thiệt hại cho sức khỏe và tinh thần đối với người tiêu dùng.
Cách phân biệt các loại nhựa an toàn – đảm bảo sức khỏe gia đình
Trước khi tìm hiểu về cách phân biệt của các loại nhựa an toàn, chúng ta cần nắm tổng quan các loại nhựa được ứng dụng rộng rãi, gần gũi với con người. Theo Hiệp hội Công nghiệp Nhựa Hoa Kỳ, hiện tại trên thị trường đang có 6 loại nhựa được sử dụng phổ biến:
- Nhóm nhựa an toàn: PET (PETE), HDPE, LDPE và PP.
- Nhóm nhựa không an toàn: PVC, PS, PC và các loại nhựa khác.

Hiện nay, dựa trên tiêu chuẩn ASTM D7611 của Hiệp hội Công nghiệp Nhựa Hoa Kỳ và được áp dụng trên toàn thế giới, các loại nhựa an toàn có thể dễ dàng xác định được bằng các mã số nhựa được in trên sản phẩm. Dưới đây là ký hiệu và cách phân biệt các loại nhựa an toàn:
1. Nhựa PET hay PETE – ký hiệu số 1
Nhựa PET (PETE) hay còn có tên gọi khoa học là Polyethylene terephthalate. Loại nhựa này thường được sử dụng phổ biến ở các sản phẩm đựng nước như: nước đóng chai, sữa tươi, nước trái cây, dầu ăn…

Nhựa PET là 1 trong số 7 loại nhựa được sử dụng phổ biến nhất hiện nay bởi chúng dễ tái chế, khá đảm bảo an toàn ở nhiệt độ bình thường. Tuy nhiên, sản phẩm dễ bị biến dạng khi gặp nhiệt độ cao và tạo ra chất độc gây hại cho cơ thể, chỉ nên dùng 1 lần và không nên tái sử dụng do vỏ chai dễ bám mùi vị và vi trùng.
2. Nhựa HDPE – ký hiệu số 2
Trong các loại nhựa an toàn, nhựa HDP hay HDPE (High Density Polyethylene) là loại nhựa tốt và an toàn nhất để đựng thực phẩm. Chính vì thế, loại nhựa này được ứng dụng sản xuất tạo ra các sản phẩm có yêu cầu cao về mức độ an toàn sức khỏe: lọ thuốc, bình sữa trẻ em, hộp đựng mỹ phẩm,…

Với khả năng chống hóa chất của nhựa HDPE đã làm cho nó trở thành nguyên liệu lý tưởng và được đánh giá cao trong ngành công nghiệp lưu trữ hóa chất. Đặc biệt, đây là loại nhựa thân thiện với môi trường, giúp giảm lượng rác thải một cách tối ưu nhất.
3. Nhựa PVC – ký hiệu số 3
Nhựa PVC là vật liệu mà bạn dễ dàng tìm thấy trong các vật liệu xây dựng quen thuộc như ống nhựa, vỏ dây cáp hoặc ở các màng bọc thực phẩm, áo mưa, thiết bị y tế… Nhựa PVC là vật liệu rất nguy hiểm cho sức khỏe vì chứa nhiều chất độc hại như phthalates và BPA, có thể tan vào thực phẩm dưới tác dụng của nhiệt độ.

Nhựa PVC có giá thành rẻ, mềm dẻo, đa dụng nên được ứng dụng sản xuất màng bọc thực phẩm. Vì vậy, tuyệt đối không bọc thực phẩm khi thực phẩm còn nóng hoặc cho vào lò vi sóng để hâm nóng. Đây là thói quen vô cùng nguy hại cho sức khỏe.
4. Nhựa LDPE – ký hiệu số 4
Nhựa LDPE (Low-Density Polyethylene) là loại nhựa mềm, dẻo và không chứa chất độc hại. Nó thường được sử dụng trong túi đựng thực phẩm, màng bọc thực phẩm, và các sản phẩm nhựa mềm khác. Tương tự như HDPE, nhựa số 4 mặc dù trơ về mặt hóa học nhưng chịu nhiệt kém, vì vậy không nên dùng trong lò vi sóng, tránh nhiệt độ cao. Nhựa LDPE thuộc nhóm các loại nhựa an toàn, tuy nhiên, loại nhựa này thường được sử dụng chủ yếu cho các sản phẩm dùng một lần.

5. Nhựa PP – ký hiệu số 5
Nhựa PP (Polypropylene) được ứng dụng sản xuất hộp đựng thực phẩm, cốc uống nước, ống hút, đồ dùng gia đình…, là loại nhựa được sử dụng phổ biến trên thị trường Việt Nam.

Nhựa PP có các tính chất tương đồng như độ bền cơ học cao, cứng, chịu nhiệt cao và an toàn khi tiếp xúc với thực phẩm. Nhựa PP đã trở thành một trong số các loại nhựa an toàn có tính ứng dụng cao nhất hiện nay.
6. Nhựa PS – ký hiệu số 6
Nhựa PS (Polystyrene) là loại nhựa rất rẻ và nhẹ. Dưới tác động của nhiệt độ cao, các vi nhựa PS vẫn có thể thẩm thấu chất độc vào thực phẩm, do đó loại nhựa này được ứng dụng để làm các hộp đựng đồ ăn hay cốc nhựa dùng 1 lần.

Ngoài ra, loại nhựa này được sử dụng rộng rãi trong ngành thiết bị điện tử (ổ cắm, công tắc…), ngành công nghiệp ô tô, ngành cơ khí (vỏ đồng hồ điện tử, máy ảnh…) hoặc ngành công nghệ đa dụng (như đĩa CD, ly, tô, chén, khay đựng ly, đồ chơi…).
7. Nhựa PC – ký hiệu số 7 hoặc không có ký hiệu (Other)
Nhựa PC và nhựa không nhãn có thể gây nhiễm độc vào thức ăn khi tiếp xúc với đồ nóng, gây nguy hiểm đặc biệt, thường được dùng để sản xuất thùng xốp để đựng đồ hoặc thùng nhựa đựng hóa chất.

Mặc dù các sản phẩm được làm từ nhựa số 7 hiện rất hiếm trên thị trường và hầu như tất cả các chương trình tái chế đều không chấp nhận loại nhựa này, nhưng người tiêu dùng vẫn cần cẩn trọng trước khi chọn mua và sử dụng.
Cách sử dụng các loại nhựa an toàn
Sau khi đã biết được các ký hiệu số trên vật liệu nhựa và nắm được cách phân biệt các loại nhựa an toàn. Vậy làm sao để sử dụng nhựa một cách an toàn và tốt nhất?
Đối với các loại nhựa dùng một lần, có độ an toàn không cao như: túi nilon, cốc cà phê, ống hút, bình nước nhựa dẻo…, bạn không nên tái sử dụng chúng. Nếu như sử dụng lại thì bạn sẽ làm phá vỡ đi cấu trúc của loại nhựa và giải phóng ra ngoài một số chất độc gây hại đến sức khỏe. Thay vào đó:
- Nếu công việc của bạn thường xuyên cần mang bình nước để uống thì nên sử dụng bình nhựa cứng hoặc bình kim loại.
- Nên vứt bỏ đi túi nilon chứ không nên tái sử dụng, hoặc cách tốt nhất bạn nên sử dụng các loại túi bảo vệ môi trường phổ biến, có thể tái sử dụng nhiều lần.
- Đối với những đồ vật cho trẻ con sử dụng thì nên nghiên cứu kỹ chúng được làm từ những loại nhựa an toàn nói ở trên.
- Khi hâm nóng đồ ăn trong lò vi sóng thì không đựng thức ăn ở trong hộp nhựa. Thay vào đó nên đựng trong chén dĩa làm bằng sứ.

Việc nhận biết và phân biệt các loại nhựa an toàn là bước quan trọng giúp bạn bảo vệ sức khỏe gia đình và đóng góp vào nỗ lực bảo vệ môi trường. Bằng cách nắm rõ các ký hiệu nhựa, đặc tính và ứng dụng của từng loại nhựa, bạn có thể lựa chọn những sản phẩm phù hợp nhất cho nhu cầu sử dụng hàng ngày. Hãy luôn ưu tiên sử dụng các loại nhựa an toàn và tái chế đúng cách để góp phần xây dựng một cuộc sống lành mạnh, bền vững.